Dinh dưỡng trong mùa dịch
Bạn có biết rằng sử dụng yến mạch hằng ngày giúp cơ thể khỏe mạnh, khả năng đề kháng với virus cũng tăng lên đáng kể không?
Nâng cao sức đề kháng của bản thân chính là biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất, đặc biệt là trong mùa dịch. Phòng dịch cho cá nhân cũng chính là phòng dịch cho cộng đồng. Với một số lời khuyên sau đây, mọi người sẽ thấy rằng việc nâng cao sức đề kháng cho cơ thể thật đơn giản và dễ thực hiện.
Bạn có biết rằng chế độ dinh dưỡng cân bằng là tiền đề cho việc giữ cơ thể khỏe mạnh. Một bữa ăn cần phải ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng: chất bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải ăn nhiều hoa quả, ngũ cốc, rau xanh và uống nhiều nước nữa nhé.
Củ Tỏi
Tỏi là một thực phẩm không thể thiếu trong bất cứ khẩu phần dinh dưỡng tăng sức đề kháng nào. Từ ngàn xưa, loài người đã biết dùng tỏi để trị bệnh, thậm chí tỏi đã ăn sâu vào tâm trí của người xưa trong việc chữa bệnh và xua đuổi những thứ xấu xa, chắc hẳn bạn cũng biết quan niệm ăn tỏi sống để chống lại ma cà rồng đúng ko nhỉ.
Tỏi sẽ phát huy hiệu quả khi bị tác động vật lý như nhai sống hay đập dập. Bạn nên đập dập tỏi rồi đợi khoảng 10 phút, sau đó hãy đem đi chế biến, hoặc nếu bạn có thể ăn sống thì hiệu quả càng tốt hơn nhiều nữa.
Trái cây tươi có vị chua
Vitamin C chính là chìa khóa để tăng cường sức đề kháng, bởi vitamin C làm tăng sự sản xuất bạch cầu. Các trái cây chứa nhiều vitamin C bao gồm bưởi, những quả thuộc họ cam, quýt, chanh, ... Do vitamin C không được dự trữ trong cơ thể nên việc bổ sung vitamin C phải đều đặn hàng ngày bằng cách thêm trái cây hay nước ép vào khẩu phần ăn. Lưu ý là không được lạm dụng vì nếu cơ thể thừa mứa vitamin C có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như chảy máu cam.
Gừng
Gừng có tính năng giúp giảm viêm, giảm đau họng và một số bệnh viêm khác. Ngoài ra nó còn giúp giảm cảm giác buồn nôn. Gừng giúp làm giảm các triệu chứng đau và làm chậm quá trình tạo cholesterol theo như một nghiên cứu mới đây trên động vật. Chế biến gừng vô cùng đa dạng, có thể dùng như gia vị trong bữa ăn, hoặc có thể dùng nấu chín, các gia vị ăn kèm, hoặc pha trà gừng để uống.
Các loại hạt và ngũ cốc
Ngũ cốc là nguồn thực phẩm cung cấp hàng loạt nhóm chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, bao gồm protein, chất béo, chất khoáng, vitamin cùng enzyme. Ngoài ra, đây còn là nguồn thực phẩm giàu vitamin B1, B2, B3, sắt ...
Yến mạch Úc Oatmeal với nguyên liệu được nhập khẩu hoàn toàn từ Úc.
Hầu hết ngũ cốc đều chứa hàm lượng chất xơ cao, đặc biệt là yến mạch, lúa mạch, đại mạch. Trong đó, yến mạch có chứa lớp màng cám dinh dưỡng, cung cấp nhiều chất xơ hòa tan, tăng sức khỏe cho tim mạch, làm tăng khả năng tuần hoàn máu, giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh vì dinh dưỡng được vận chuyển đều khắp cơ thể.
Trà xanh
Trà xanh là một chất chống oxy hóa tuyệt vời, trà xanh chứa nhiều EGCG là chất tăng khả năng sức đề kháng. Trà xanh cũng là một nguồn cung cấp axit amin L-theanine tốt - hỗ trợ sản xuất các hợp chất chống vi trùng trong các tế bào T của bạn.
Thịt gà
Khi bạn bị ốm thì món cháo gà không chỉ giúp bạn có cảm giác ăn uống ngon miệng mà còn là một loại thuốc. Nó giúp cải thiện các triệu chứng cảm lạnh. Ngoài ra thịt gà cũng giàu vitamin B giúp lợi ích cho miễn dịch đường ruột, tăng sức đề kháng.
Động vật có vỏ
Động vật có vỏ chính là một trong những thực phẩm xuất hiện trong tâm trí chúng ta ngay lập tức khi muốn bổ sung kẽm. Kẽm tuy không được biết đến nhiều như vitamin và các khoáng chất khác nhưng có tác dụng cực tốt giúp các tế bào miễn dịch thực hiện được tốt chức năng của nó. Nếu bạn nào có con nhỏ thì sẽ thấy khi bé bị ốm, bác sĩ thường kê toa có kèm thêm gói bột bổ sung kẽm cho bé, nhằm tăng khả năng hồi phục của bé. Một số loại động vật có vỏ có thể kể đến là: cua, sò, tôm, ốc các loại, ...
Trên đây là một số loại thực phẩm rất dễ kiếm, bạn có thể ra chợ hoặc siêu thị đều có, theo đó, bạn có thể chế biến những món ăn vừa thơm ngon, lại vừa giúp cung cấp dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho cơ thể để cùng nhau vượt qua mùa dịch này nhé.